logo logo
Menu
  • Dự án
  • Dịch vụ
    • Phát triển bất động sản
    • Phân phối dự án
    • M&A tư vấn và phát triển quỹ đất
  • Học viện đào tạo RETI
    • Dự án
    • Bất động sản
    • Marketing
    • Kỹ năng bán hàng
  • Tin tức
    • Cẩm nang
    • Kiến thức
    • Tin RETI
    • Báo cáo thị trường bất động sản
    • Công cụ marketing online – Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
  • Nghe Podcast
  • Tuyển dụng
  • Trang chủ
  • All Courses
  • Kỹ năng bán hàng
  • RETI – Bộ đào tạo dành cho Sale Agent

RETI – Bộ đào tạo dành cho Sale Agent

  • Mục tiêu 1: Tìm kiếm khách hàng
    • Bài 1: Làm thế nào để có Data khách hàng trong ngành bất động sản
    • 20 câu trắc nghiệm bài 1: Làm thế nào để có Data khách hàng trong ngành BĐS?
      20 câu hỏi10 minutes
    • Bài 2: Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho môi giới: Những điều nên và không nên làm
    • 20 câu trắc nghiệm bài 2: Quy trình tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho môi giới
      20 câu hỏi10 minutes
    • Bài 3: 10 cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho môi giới
    • 20 câu trắc nghiệm bài 3: 10 cách tìm kiếm khách hàng tiềm năng hiệu quả cho môi giới
      20 câu hỏi10 minutes
    • Bài 4: 4 kịch bản Telesale Bất động sản hàng đầu để tìm kiếm khách hàng tiềm năng
    • 20 câu hỏi trắc nghiệm bài 4: 4 kịch bản Telesale BĐS hàng đầu để tìm kiếm khách hàng tiềm năng
      20 câu hỏi10 minutes
  • Mục tiêu 2: HIểu và tương tác với khách hàng tiềm năng
    • Bài 5: Những “mẹo vàng” để gọi điện thoại cho khách hàng hiệu quả và có cuộc hẹn đầu tiên thành công
    • Bài 6: 3 kỹ thuật đơn giản để tạo cuộc hẹn với khách hàng tiềm năng
    • Bài 7: Cẩm nang đồng hành cùng khách hàng tiềm năng hiệu quả – Giải mã khách hàng khi họ không nói
    • Bài 8: 6 cách giúp Môi giới Bất động sản lắng nghe khách hàng tốt nhất
  • Mục tiêu 3: Kỹ năng tư vấn
    • Bài 9: Kỹ năng thuyết phục “bắt tai” và những mẹo trao đổi với khách hàng cực khôn khéo
    • Bài 10: Cách xử lý với những khách hàng “khó tính” – Kịch bản xử lý từ chối của khách hàng
  • Mục tiêu 4: Chốt khách hiệu quả
    • Bài 11: Cách chốt sale hiệu quả với DISC
    • Bài 12: 6 kỹ thuật chốt sale thần tốc
    • Bài 13: 5 cách để tăng tỷ lệ chốt sale lên đến 60% qua các cuộc gọi
    • Bài 14: 6 bước để đạt được doanh số bán hàng nhanh nhất
  • Mục tiêu 5: Cải thiện kỹ năng
    • Bài 15: 25 kỹ năng để thành công với nghề sales
    • Bài 16: Kỹ năng bán hàng BĐS – Cẩm nang từ A-Z – 5 đúc kết để thành công với nghề BĐS
    • Bài 17: Cách tạo thiện cảm cho nhân viên Sale
    • Bài 23: 3 chiến lược nghiên cứu thị trường hiệu quả, chi phí thấp
    • Bài 25: 5 cách giúp môi giới BĐS nhận được lời giới thiệu chất lượng cao từ khách hàng
  • Mục tiêu 6: Ứng dụng Marketing cho Sales bất động sản
    • Bài 18: Digital Marketing cho BĐS. Sales có cần hiểu về Marketing và Branding?
    • Bài 19: Sales làm thế nào để phối hợp hiệu quả cùng Marketing?
    • Bài 20: Đăng tin BĐS: Quy trình – Phương pháp – Hướng dẫn đăng tin
    • Bài 26: Những lợi ích khi sử dụng group Facebook để thu hút và giữ chân khách hàng
  • Mục tiêu 7: Chăm sóc khách hàng
    • Bài 21: Kỹ năng chăm sóc khách hàng trong Bất động sản
    • Bài 22: Hướng dẫn chăm sóc khách hàng bằng cuộc gọi “Warm Calling”
    • Bài 24: Cách giải quyết 5 thách thức dịch vụ chăm sóc khách hàng mà môi giới phải đối mặt

Bài 19: Sales làm thế nào để phối hợp hiệu quả cùng Marketing?

RETI-Agents-Bai-19Tải xuống

Khi xét về mối quan hệ giữa bộ phận marketing và sales, đội ngũ marketing thường được ví như không quân, đánh ồ ạt từ trên xuống, cùng với rađa để tìm nguồn tăng trưởng, xác định phân khúc khách hàng tiềm năng và những lỗ hổng thị trường đang bị bỏ sót. Bộ phận sales, giống như bộ binh, sẽ trực tiếp tấn công các nhóm khách hàng và bao phủ những lỗ hổng thị trường ấy. Như vậy, mối quan hệ lý tưởng giữa hai bộ phận này là hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả, cùng hướng tới mục tiêu là mở rộng doanh thu, thị phần cho doanh nghiệp.

Thế nhưng, trên thực tế, tại rất nhiều doanh nghiệp, hai bộ phận này chẳng những không phối hợp ăn ý với nhau, mà còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh chung của tổ chức.

Nâng cao chất lượng dữ liệu khách hàng

Một trong những mâu thuẫn cơ bản nảy sinh giữa hai bộ phận xuất phát từ chất lượng dữ liệu khách hàng. Thông thường, phòng marketing sẽ tìm kiếm, thu thập thông tin khách hàng (lead) rồi gửi về cho bộ phận sales để họ tiếp cận, tiến hành tư vấn và bán hàng. Khi doanh số không đạt, sales thường cho rằng marketing chưa làm hết trách nhiệm trong việc tìm kiếm khách hàng tiềm năng, đem về những dữ liệu không chất lượng, cùng lúc đó, marketing lại đổ lỗi cho đội sales vì kỹ năng bán hàng kém, tỷ lệ chuyển đổi không cao.

Để giảm thiểu tình trạng này, cần phải có những quy chuẩn nhất định cho chất lượng dữ liệu khách hàng khi chuyển từ marketing sang sales. Nhiệm vụ của phòng marketing không chỉ dừng lại ở cung cấp danh sách lead với những thông tin cơ bản như họ tên, số điện thoại, địa chỉ email nữa mà cần có những thông tin cụ thể hơn như tâm lý mua hàng, nhu cầu khách hàng, lịch sử tìm kiếm…Nói cách khác, trước khi chuyển giao dữ liệu cho bộ phận sales, marketing cần có sự sàng lọc dữ liệu đến một mức độ nhất định, tìm ra nhóm dữ liệu có tiềm năng trở thành khách hàng nhất (qualified lead), và bộ phận sales sẽ chỉ tập trung nguồn lực để khai thác tập dữ liệu đó. Như vậy, vừa tránh được tình trạng đổ lỗi cho chất lượng dữ liệu, vừa tránh tốn kém thời gian, nguồn lực của phòng sales vào nhóm
dữ liệu không tiềm năng.

Đối với các doanh nghiệp sử dụng hệ thống tự động (automation), cần xây dựng cơ chế chấm điểm khách hàng qua hành vi (lead scoring). Hệ thống này ghi nhận mọi tương tác của khách hàng trên tất cả các nền tảng của doanh nghiệp và khi đạt đến một mức độ điểm nhất định, trở thành nhóm dữ liệu khách hàng tiềm năng thì bộ phận sales mới bắt đầu tư vấn. Còn đối với nhóm dữ liệu chưa đạt đến mức đạt đến mức độ này, nhiệm vụ vẫn thuộc bộ phận marketing trong việc tiếp tục nuôi dưỡng, tiếp cận, tạo dựng mối quan hệ.

Cơ chế giao tiếp hai chiều chủ động, kịp thời

Theo cách làm truyền thống, việc phối hợp giữa sales và marketing chỉ đơn thuần là sales nhận thông tin khách hàng từ marketing chuyển xuống. Thế nhưng, chiều ngược lại từ bộ phận sales đến marketing cũng rất quan trọng. Cụ thể, đây là bộ phận tiếp xúc trực diện với khách hàng nên việc nắm bắt thông tin, tâm lý cũng như hành vi khách hàng sẽ thực tế hơn. Cùng với đó, trong quá trình tiếp xúc với khách hàng, sales cũng có thể chủ động thu thập thêm thông tin về nhu cầu, đánh giá chất lượng sản phẩm/dịch vụ, lý do tại sao mua, tại sao không mua, … Đây sẽ là những gợi ý mang tính thực tế nhất để bộ phận marketing có sự đánh giá, điều chỉnh chiến lược hợp lý.

Hình thức trao đổi thông tin giữa hai phòng ban cần thực hiện liên tục, kịp thời thông qua người đứng đầu của hai bộ phận. Để làm được điều này, mỗi phòng ban cần thực hiện báo cáo hàng ngày. Đối với marketing, không chỉ dừng lại ở danh sách lead thu được mà còn cần cập nhật đầy đủ mọi thông tin thu được từ khách hàng, về các vấn đề phát sinh, các tín hiệu mới của thị trường. Bộ phận sales, ngoài những thông tin định lượng về doanh số, bản báo cáo cần cả những thông tin định tính để giúp bộ phận marketing hiểu rõ hơn khách hàng của mình thực sự cần và mong muốn gì.

Trưởng hai bộ phận sẽ tổng hợp báo cáo của các thành viên, tìm ra những vấn đề chung, trao đổi với bộ phận còn lại và tìm ra giải pháp.

Bộ quy trình làm việc hai bên rõ ràng

Trong những doanh nghiệp mà bộ phận marketing chỉ có nhiệm vụ xây dựng thương hiệu (branding), bộ phận sales chịu trách nhiệm về mặt doanh số, thì xung đột hiếm khi xảy ra vì họ như hai con thuyền độc lập, không ảnh hưởng gì đến nhau. Mâu thuẫn chỉ bắt đầu xuất hiện khi hai bộ phận có chuyên môn khác nhau, lại cùng ngồi trên một con thuyền hướng tới đích đếnchung là tăng doanh số, mở rộng thị phần cho doanh nghiệp. Vì vậy, điều quan trọng nhất là xây dựng được bộ quy trình làm việc rõ ràng, quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bên trong việc chèo lái con thuyền này.

Ví dụ, bộ phận marketing sẽ chịu trách nhiệm đến bước tìm ra danh sách khách hàng tiềm năng (qualified lead), nhiệm vụ còn lại hoàn toàn thuộc trách nhiệm của bộ phận sales. Cả hai bộ phận đều có trách nhiệm thực hiện báo cáo hàng ngày về những vấn đề tồn đọng, phát sinh, những ý tưởng mới và chuyển tới cho bộ phận còn lại. Những trách nhiệm này, sẽ thực sự được tôn trọng và tuân thủ khi có quy định rõ ràng bằng văn bản, có hình thức đánh giá vào cơ chế lương thưởng hàng tháng của nhân viên.

Ngoài ra, chính sách thưởng theo KPI đối với mỗi bộ phận cũng là một vấn đề nên được quan tâm. Hiện nay, thường chỉ có bộ phận sale thường được thưởng theo doanh số. Do đó, bộ phận marketing đôi khi nghĩ việc đạt được doanh số không phải là vấn đề của mình. Vì vậy, có thể xây dựng cơ chế để khi có khách hàng mới, cả hai bộ phận đều được thưởng, tùy vào công sức của mỗi bên mà chia tỷ lệ thưởng cho hợp lý.

Tất cả những yếu tố trong bộ quy trình làm việc này, cần được lấy ý kiến từ cả hai bộ phận, có sự thống nhất rõ ràng trong các buổi họp thường niên, được quy định bằng văn bản cụ thể, từ đó tránh hoàn toàn việc dùng những ý kiến cá nhân để giải quyết vấn đề.

RETI-Agents-Bai-19Tải xuống
Bài 18: Digital Marketing cho BĐS. Sales có cần hiểu về Marketing và Branding?
Trước
Bài 20: Đăng tin BĐS: Quy trình – Phương pháp – Hướng dẫn đăng tin
Tiếp
Tầng 03, Tòa nhà 319 Bộ Quốc Phòng, Số 63 Lê Văn Lương, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
098 712 6898
support@reti.vn

Doanh nghiệp

  • Về RETI
  • Dự án triển khai
  • Trở thành đại lý
  • Chính sách bảo mật

Dịch vụ

  • Phát triển bất động sản
  • Phân phối dự án
  • M&A Tư vấn và phát triển quỹ đất

Tin tức

  • Thị trường bất động sản
  • Phân tích dự án
  • Pháp luật Bất động sản
  • Cẩm nang Bất động sản
  • Phong thuỷ Bất động sản
  • Nhà đẹp

Tải App tại

© 2023 - Agent Reti Proptech